Về tác giả

Adam Khoo là một trong 25 người giàu nhất dưới tuổi 40 của Singapore, là một doanh nhân thành đạt, là tác giả, diễn giả và là chuyên gia đào tạo trong lĩnh vực phát triển tiềm năng con người. Với nỗ lực của bản thân, Adam Khoo đã trở thành triệu phú năm 26 tuổi, và đang sở hữu bốn công ty trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, quảng cáo và tổ chức sự kiện với tổng doanh thu hàng năm lên đến 30 triệu đô la.

Ngoài chức vụ Chủ tịch và chuyên gia đào tạo cao cấp của Tập đoàn giáo dục Adam Khoo Studying Applied sciences Group, Adam Khoo đã xuất bản 9 quyển sách bán chạy nhất tại Singapore và trong khu vực bao gồm “The Secret of Self-Made Millionaires” (Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú), “Secret of Constructing Multi-Million Greenback Enterprise” (Bí Quyết Gầy Dựng Cơ Nghiệp Bạc Tỉ), “Secrets and techniques of Millionaire Traders”, “Find out how to Multiply your Baby’s Intelligence”, “Clueless in Beginning a Enterprise” và gần đây nhất là quyển và “Revenue from the Panic”.

Đặc biệt ba quyển sách “I’m Gifted, So Are You!” (Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!), “Nurturing the Winner And Genious in Your Baby” (Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi) và “Grasp Your Thoughts, Design Your Future” (Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh), đều cũng đã được dịch sang tiếng Việt và trở thành hiện tượng giáo dục và xuất bản tại Việt Nam với hơn 40.000 bản đã phát hành và liên tục nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất của hệ thống nhà sách FAHASA.

Chương 1: Thành công là một cuộc hành trình

Thành công – niềm khát khao mà đa số chúng ta ai cũng nỗ lực tìm kiếm trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều nhắm đến một cuộc đời rạng rỡ ánh hào quang: xây dựng các mối quan hệ bền vững, thành danh trong sự nghiệp và nuôi dạy con cái nên người. Chính vì thế ta mới cố công học hành và làm việc chăm chỉ, bởi đó là điều ta tin sẽ mang lại niềm vui, ý nghĩa cho cuộc đời mình.

Vậy thành công là gì? Làm sao bạn biết mình đã thành công hay chưa? Trước khi chúng ta giành chiến thắng trong trò chơi cuộc sống, hẳn ta phải biết luật chơi là gì, đúng không? Buồn cười là đa số những người tôi hỏi đều cảm thấy rất khó trả lời. Một số còn im lặng không biết nói gì.

Sự thật là không tồn tại một định nghĩa duy nhất về thành công. Thành công mang ý nghĩa khác nhau đối với từng người khác nhau. Một số cảm thấy mình thành công khi họ đạt được những mục tiêu to lớn, vĩ đại. “Tôi chỉ thành công khi tôi mở công ty riêng, trở thành triệu phú, cưới được người vợ trong mơ và cho con cái ăn học thành tài”, là một số điều họ chia sẻ. Những người này có những tiêu chí đánh giá bên trong. Họ tự xác định mức độ thành công của mình dựa trên những quy chuẩn cá nhân riêng biệt.

Một số khác, ngược lại, tin rằng họ thành công khi họ được xã hội và những người chung quanh công nhận. Họ nghĩ gì về mình không quan trọng, cái chính là người khác nghĩ về họ ra sao. Với những người dựa trên tiêu chí đánh giá bên ngoài này, họ chỉ thành công khi thắng giải, đánh bại người khác hoặc được mọi người tung hô.

Và một nhóm khác nữa, cảm thấy thành công miễn là họ đã nỗ lực hết sức, bất kể kết quả ra sao hoặc người khác nghĩ gì.

Định nghĩa thành công của bạn là gì? Quy luật của bạn trong trò chơi cuộc sống ra sao? Điều kiện tiên quyết để bạn cảm thấy mình thành công là như thế nào? Một lần nữa, không có câu trả lời đúng hay sai. Điều quan trọng nhất là liệu định nghĩa về thành công ấy có giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng bản thân, hay nó cản đường cản lối bạn.

Thành công không phải là đích đến, mà là cả một cuộc hành trình

Cho phép tôi chia sẻ với bạn một định nghĩa thành công chung của vài cá nhân tên tuổi, được nhiều người nể trọng. Họ là những người đã góp phần xây dựng nên thế giới này bằng chính những thành quả phi thường mà họ đạt được.

Tôi tin thành công không phải là đích cuối cùng mà bạn tìm đến. Thành công không đơn giản là đạt được mục tiêu phía trước.

Thay vào đó, thành công là một quá trình không ngừng nghỉ, từng bước tiến gần đến những mục tiêu của mình mỗi ngày.

Giả sử bạn đặt mục tiêu tạo dựng một doanh nghiệp máy tính thu về một triệu đô lợi nhuận. Năm đầu tiên, bạn nỗ lực hết sức nhưng cuối cùng bị lỗ 100.000 đô. Năm thứ hai, bạn rút kinh nghiệm, cải tiến mô hình hoạt động, năng động tìm kiếm khách hàng. Rốt cuộc cuối năm bạn vẫn chịu lỗ 50.000 đô. Trong ba năm tiếp theo, bạn cố gắng xoay sở chỉ để hòa vốn và vẫn không ngừng tôi luyện kỹ năng kinh doanh của mình, lúc nào cũng làm việc chăm chỉ và cương quyết không bỏ cuộc. Thế rồi, đến năm thứ sáu, bạn chinh phục được một loạt khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp của bạn chạm mức lợi nhuận 1 triệu đô. Chúc mừng, bạn đã đạt được mục tiêu!

Trong tình huống trên, bạn thật sự cảm thấy thành công vào thời điểm nào? Phải chăng đó là ngày lợi nhuận doanh nghiệp của bạn cán mức 1 triệu đô? Trong thực tế, đạt 1 triệu đô lợi nhuận không xảy ra ngày một ngày hai. Nó cũng không phải là kết quả của một quyết định, hay một hành động đơn lẻ nào đó.

Bạn đạt được mục tiêu vì bạn thành công trong việc đưa ra nhiều quyết định đúng đắn, học hỏi từ sai lầm, cải tiến và kiên trì hành động mỗi ngày, trong suốt sáu năm trời ròng rã. Bạn là người thành công trong từng bước tiến về phía mục tiêu đó.

Bạn có thể thành công ngay từ hôm nay!

Vậy bạn có tin rằng mình là người thành công không? Đa số những người tôi hỏi đều đáp “Không”. “Tôi chưa thành công cho đến khi nào tôi đạt được mục tiêu của mình. Ngày ấy còn xa lắm”, phần lớn đều nói vậy.

Tôi thì lại cho rằng: miễn là mỗi sáng thức dậy, bạn làm một điều gì đó và tiến gần hơn đến mục tiêu đã định, thì bạn đã là người thành công từ ngày hôm ấy. Miễn là bạn không ngừng học hỏi điều mới mẻ, hoàn thiện mình hơn ngày hôm qua, thì bạn đã thành công rồi.

“Nói thế thì chẳng phải thành công dễ dàng quá hay sao?”, rất nhiều người hỏi tôi như thế. “Chắc chắn là vậy!”, tôi đáp. Tôi nhận ra rằng thành công này kéo theo thành công khác. Khi bạn cảm nhận và tin rằng mình thành công, bạn sẽ có sự tự tin và động lực mạnh mẽ để không ngừng bước tới, ngày một thành công hơn. Hãy nhìn nhận mình là người thành công ngay từ bây giờ và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ, hành động như một người thành công thật sự, thu hút thêm nhiều thành công khác vào cuộc đời mình.

Nếu bạn còn nghĩ mình chỉ đáng được xem là người thành công khi bạn đạt được điều mình muốn trong vài năm nữa, thì rất có thể bạn sẽ chẳng về đích được đâu. Có khi bạn không tìm được nguồn động lực và niềm tin vào bản thân để vượt qua mọi trở ngại trên chặng đường đi. Bạn chỉ hài lòng về mình và cuộc đời mình vào cuối cuộc hành trình, chứ không phải trong suốt cuộc hành trình, trong khi đó mới là phần quan trọng nhất.

Luật chơi của người thắng cuộc

Người chiến thắng là người dám đặt ra những mục tiêu to lớn và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi đạt được nó. Họ thành công là vì thế. Ngược lại, rất nhiều người sợ đặt mục tiêu. Nếu có đặt đi nữa, họ lại không dám mơ xa vì sợ mình sẽ thất bại. Họ không đủ động lực và tự tin để làm những gì cần làm nhằm tạo bước đột phá.

Sao lại thế nhỉ? Sự khác biệt nằm ở cách người thắng cuộc và người bình thường định nghĩa về thành công. Họ tham gia cuộc chơi theo những luật lệ khác nhau.

Người thắng cuộc biết thành công là cả quá trình nỗ lực đạt đến mục tiêu, từng bước một. Lấy ví dụ, khi tôi viết quyển sách đầu tay của mình, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”, tôi đặt mục tiêu táo bạo là bán được 1 triệu bản in trên 24 nước trong vòng một năm. Mục tiêu đầy khích lệ ấy là động lực khiến tôi lao vào làm việc hết mình. Tôi biết mình phải viết ra một quyển sách xứng đáng nằm vào danh mục bán chạy nhất thế giới.

Khi quyển sách được phát hành vào tháng sáu năm 1998, tôi làm mọi cách để quảng bá nó, thông qua những buổi giới thiệu sách và các kênh quảng cáo. Một năm trôi qua, một triệu bản là con số không tưởng. Thay vào đó, tôi chỉ bán được có 10.000 quyển. Vậy tôi xem đó là thất bại ư? Hay tôi thất vọng và nhục nhã? Hoàn toàn không.

Tất cả nằm ở cách tôi định nghĩa thành công. Miễn là tôi đang tiến dần đến mục tiêu của mình (từ chỗ không bán được quyển nào, tôi đã bán được 10.000 bản), vậy tôi đã thành công đấy chứ. Tôi không có gì tiếc nuối chuyện mình đặt ra mục tiêu cao như thế ngay từ đầu. Mặc dù còn xa lắm tôi mới đạt được, mục tiêu đó vẫn có tác dụng thúc đẩy tôi nỗ lực hơn hẳn bất kỳ tác giả nào tôi biết.

Nhà xuất bản lúc ấy báo cho tôi rằng một quyển sách trong nước có doanh số bán ra trung bình là 2.000 bản, và sách bán chạy nhất trong nước trung bình đạt mức 5.000 bản. Vậy tính ra con số 10.000 bản của tôi đã đạt kỷ lục và “đứa con tinh thần” của tôi đứng đầu danh sách những tác phẩm bán chạy nhất do Thời báo Singapore Straits Instances bình chọn.

Thế nhưng tôi vẫn chưa chịu hài lòng. Bởi thành công là một cuộc hành trình không bao giờ kết thúc và nó càng không phải đích đến, vậy nên tôi tiếp tục dấn thân để đạt đến mốc một triệu bản, và càng làm việc chăm chỉ hơn nữa nhằm quảng bá quyển sách. Chỉ trong vòng vài năm tiếp theo, quyển sách được bán ra hơn 140.000 bản và được dịch sang sáu thứ tiếng. Một lần nữa, tôi biết mục tiêu vẫn còn xa vời nhưng dẫu sao, tôi vẫn thấy mình thành công.

Cảm giác là một tác giả nổi tiếng mang đến cho tôi niềm đam mê và sự tự tin để tiếp tục viết thêm mười quyển sách khác trong vòng mười năm tiếp theo. Năm trong số đó lọt vào danh sách những tác phẩm bán chạy do hai tạp chí Borders và Straits Instances bình chọn. Tổng số sách bán ra trên toàn thế giới đã cán mốc một triệu bản (tính luôn cả bản dịch và sách điện tử). Mặc dù tôi không bán được một triệu bản của quyển sách đầu tay trong vòng một năm, tôi đã bán được một triệu bản của 11 quyển sách trong vòng 10 năm.

Thế mới biết, trong cuộc sống này không phải lúc nào ta cũng gặt hái được những thành quả theo đúng cách mình đã định. Tuy nhiên, nếu bạn xem như mình đã thành công mỗi khi bạn tiến gần hơn đến mục tiêu, thì bạn sẽ tiến rất sát đến mục tiêu ấy. Và chính cảm giác hăng say với công việc, cảm giác hài lòng và được đền bù xứng đáng sau những nỗ lực không mệt mỏi mới là đáng kể.

Mỗi thất bại là một bài học kinh nghiệm

Đã bao giờ bạn xác định mục tiêu, làm hết sức mình để đạt được nó nhưng lại thất bại ê chề? Dĩ nhiên là có rồi! Năm tôi 20 tuổi (khoảng 17 năm về trước), tôi hứng chí tham gia vào thị trường chứng khoán để cầu might. Chẳng có chút vốn kiến thức nào, hành trang chỉ là sự nhiệt tình tuổi trẻ, tôi đổ hết tiền bạc vào mua chứng khoán, tin rằng chẳng bao lâu nữa, số tiền này sẽ nhân ba.

Tôi đặt mục tiêu kiếm được 50.000 đô trong vòng một năm. Thế nhưng, thực tế phũ phàng là tôi mất phân nửa số tiền dành dụm. Vào thời điểm đó, rất nhiều người rút lui và không muốn liều lĩnh thêm một đồng nào nữa. Tôi thì không. Ngược lại, tôi càng quyết tâm nắm vững kỹ năng đầu tư để lấy lại những gì đã mất, và bắt số tiền đó phải sinh sôi.

Tôi nhận ra rằng khi tôi hành động để tiến gần đến mục tiêu đặt ra, tôi thấy mình “thành công”. Và khi không đạt kết quả như ý, tôi không xem đó là “thất bại”, mà là bài học kinh nghiệm. Nhờ những bài học này mà tôi biết cách làm nào không hiệu quả. Rồi tôi thu nhặt được nhiều kinh nghiệm hơn những ai không dám bước những bước đầu tiên.

Trong thâm tâm, tôi tin mình KHÔNG CÁCH GÌ thất bại được. Chỉ cần đặt ra mục tiêu và hành động, tôi chỉ có thể thành công, hoặc sẽ học hỏi được điều gì đó. Chính định nghĩa ấy đã thôi thúc tôi (và rất nhiều người thành công khác) theo đuổi ước mơ mà không sợ mình vấp ngã.

Chỉ có bạn mới cho phép mình thất bại!

Trong tư tưởng của người thắng cuộc, hoặc họ sẽ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU, hoặc họ sẽ RÚT RA bài học kinh nghiệm. Niềm tin ấy ban cho họ dũng khí để ước mơ và biến ước mơ đó thành hiện thực bất chấp mọi thử thách chông gai.

Trong tâm trí của người thành công, họ chỉ thất bại khi họ bỏ cuộc, hoặc không bắt tay vào hành động. Miễn là bạn nỗ lực hết mình và không chấp nhận khoanh tay đứng nhìn, thất bại không thể xảy ra.

Tại sao người khác sợ đặt mục tiêu và không dám mơ xa

Nhiều người không bao giờ nhận ra tiềm năng bản thân và cũng không đạt được gì trong cuộc sống, bởi họ không dám ước mơ và sống vì ước mơ ấy. Không phải vì họ thiếu dũng khí hoặc thiếu quyết tâm hơn những người thành công. Tất cả nằm ở cách họ định nghĩa thành công và thất bại. Họ tự hủy hoại mình bằng chính những “luật lệ” thành công do họ đặt ra.

Từ nhỏ, nhiều đứa trẻ đã được dạy rằng chúng CHỈ thành công khi đạt được mục tiêu và ngược lại nếu không đạt được thì xem như thất bại.

Bởi đa số người đời sợ mình trở thành kẻ thua cuộc, họ cố tránh không đặt ra mục tiêu. Trong tư tưởng, họ tin rằng nếu lỡ đặt ra mục tiêu mà không làm được thì chẳng khác nào tự đặt mình vào tình cảnh thất bại – một trong những trải nghiệm cay đắng nhất mà con người có thể nghĩ tới. Nếu họ không đặt ra mục tiêu cũng như không kỳ vọng gì ở bản thân, thì họ chẳng bao giờ thất bại. Chính lối tư duy thụ động này khiến họ mất đi sức mạnh của những ước mơ.

Mà nếu có mơ đi nữa, họ cũng không dám mơ xa. Họ thà đặt ra những mục tiêu be bé, con con mà họ tin mình có thể làm được và cảm thấy thành công. Đặt ra những mục tiêu vĩ đại để rồi không với tới được đồng nghĩa với việc thất bại đau đớn. Một lần nữa, niềm tin này cướp đi của họ nguồn sức mạnh của tư duy lớn, thành tựu lớn.

Thành công không tự nhiên đến, mà đó là một sự lựa chọn

Mong bạn hiểu rằng thành công không tự nhiên mà đến. Không có chuyện một ngày nọ bạn thức dậy và ngồi trên một núi tiền. Càng không có chuyện một buổi sáng đẹp trời, bạn thấy cơ thể mình tráng kiện, khỏe mạnh phi thường. Bạn cũng đừng hy vọng đột nhiên bạn đứng ở đỉnh cao sự nghiệp. Mọi thứ đâu dễ dàng đến thế. Vậy mà tôi biết bao nhiêu người đang phó mặc thành công cho might rủi và ngồi yên “hy vọng” nó sẽ đến một ngày không xa.

Đầu tiên, thành công là kết quả của việc bạn quyết định chính xác mình muốn gì. Nó là “trái ngọt” của quá trình đặt ra những mục tiêu cụ thể và hành động mỗi ngày để đạt được thành quả ao ước. Mỗi bước bạn tiến gần đến mục tiêu được tính là một “thành công”.

Tôi lấy ví dụ, nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải quyết định xem bạn định nghĩa giàu có như thế nào. Kết quả cụ thể bạn muốn đạt được là gì? Sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 5 triệu đô sau 10 năm làm việc, hay không vướng nợ nần, hay có thu nhập thụ động 10.000 đô/tháng?

Giây phút bạn đặt ra mục tiêu và tìm cách đạt được nó chính là giây phút cuộc hành trình đi đến thành công của bạn bắt đầu. Để thật sự đạt được mục tiêu ở đích cuối cùng, trước tiên bạn phải thành công trong từng bước đi; tạo ra giá trị lớn hơn trong sự nghiệp, xây dựng những nguồn thu nhập mới, quản lý chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư đúng chỗ, quản lý các danh mục đầu tư, v.v…

Hoặc thành công trong hôn nhân…

Bằng cách nào mà một số người kết hôn và tận hưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc, tình cảm vợ chồng vẫn nồng thắm, thậm chí sau 25 năm? Tại sao một số cặp, ngược lại, nguội lạnh với nhau chỉ sau 5 năm “góp gạo thổi cơm chung”? Ngọn lửa đam mê, tình yêu và lòng tin – chất keo siêu dính gắn kết hôn nhân của họ – cũng không tự nhiên mà có. Hoàn toàn không. Tôi phát hiện ra rằng những cặp vợ chồng gìn giữ được cuộc sống hôn nhân bền vững là nhờ họ luôn hỗ trợ nhau, giao tiếp với nhau, yêu thương nhau và dành cho nhau những bất ngờ thú vị.

Khi có hiểu lầm và tranh cãi xảy ra, họ nỗ lực tìm cách giải quyết và đi đến thống nhất. Đây là những việc mà họ thực hiện thành công mỗi ngày để nuôi dưỡng mối quan hệ trường tồn với thời gian.

Thành công chỉ đến khi bạn xác định được điều mình muốn

Nếu thành công được định nghĩa là một quá trình tiến đến mục tiêu mỗi ngày, thì ngay từ đầu bạn phải xác định rõ: những mục tiêu ấy là gì. Nếu bạn không xác định được mục tiêu, thì làm sao bạn biết được những việc mình làm hàng ngày có đi đúng hướng hay không? Không có mục tiêu thì thành công là chuyện mơ mộng hão huyền.

Giả sử bạn chơi đá banh mà không biết khung thành đối phương ở đâu để sút. Bạn không biết phải chạy hướng nào, cũng không rõ phải phát banh cho ai. Không có khung thành, bạn không thể ghi bàn cũng như không biết được mình đang thắng hay là thua.

Đá banh mà không biết khung thành nằm ở đâu, nghe thật ngớ ngẩn đúng không? Thế nhưng chẳng phải đây là cách đại đa số chúng ta tham gia trò chơi cuộc sống hay sao? Nhiều người không bao giờ biết mình muốn gì, hoặc xác định được mục tiêu của mình. Kết quả là họ hành động một cách ngẫu nhiên, rời rạc, theo khắp mọi hướng, để rồi cuối cùng không gặt hái được thành quả nào.

Bạn mong muốn những gì?

Hãy khởi đầu cuộc hành trình đi đến thành công của bạn bằng cách xác định rõ điều mình muốn. Dành ra vài phút viết xuống những mục tiêu bạn muốn đạt được trong những lĩnh vực chính của cuộc sống: sự nghiệp, hôn nhân/gia đình, tài chính và sức khỏe.

Để thật sự hiệu quả, mục tiêu của bạn phải cụ thể và đo lường được. Bạn càng hình dung trong đầu về kết quả rõ ràng bao nhiêu, bạn càng có khả năng đạt được nó bấy nhiêu. Ví dụ, đừng viết chung chung rằng mình muốn có thu nhập cao hơn. Hãy viết ra con số cụ thể khiến bạn hào hứng và tràn đầy động lực (300.000 đô một năm chẳng hạn). Hoặc miêu tả càng cụ thể càng tốt về cuộc sống hôn nhân của mình trong 5 đến 10 năm nữa. Và nhớ phải luôn đặt ra thời hạn cho những mục tiêu ấy.

Đa số mọi người tránh đặt ra những mục tiêu lớn và cụ thể bởi họ sợ mình không làm được. Chính thái độ thiếu quyết tâm này đã cướp đi sức mạnh bản thân họ. Hãy nhớ rằng ngày nào bạn còn nỗ lực vì mục tiêu thì ngày đó bạn vẫn thành công! Bạn sẽ chẳng bao giờ thất bại trừ khi bạn chấp nhận bỏ cuộc hoặc không bắt tay vào hành động. Vậy thì hãy mơ xa và làm mọi cách để có được nó bằng tất cả trái tim.

Bí quyết để đạt được mục tiêu

Đặt ra những mục tiêu rõ ràng chỉ là bước đầu tiên. Để đến được nơi mình muốn, bạn phải thường xuyên để tâm đến chúng và bền bỉ theo đuổi hướng đi mình đã định.

Hãy tập thói quen đọc to mục tiêu của bạn vào đầu ngày và ôn lại xem ngày hôm qua bạn đã tiến gần đến mục tiêu hơn chưa. Một phương pháp hữu hiệu mà tôi sử dụng là tạo ra một hình ảnh tượng trưng cho mục tiêu của mình, và đặt làm hình nền máy tính. Cách làm này buộc tôi tự động nhớ đến mục tiêu của mình mỗi khi tôi làm việc trên máy vi tính.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người ta hay đặt mục tiêu vào đầu năm mới không? Bạn có biết lý do tại sao những mục tiêu này vẫn mãi là mục tiêu không? Đó là vì người ta đặt ra những mục tiêu vào đầu năm mới và cảm thấy cực kỳ hào hứng vào thời điểm đó. Sau đó, họ gạt chúng sang một bên, rồi quên bẵng đi sự hiện diện của chúng trong suốt một năm dài. Năm mới nữa lại đến, họ nhìn lại, chợt nhận ra mình chỉ nói mà chẳng làm gì cả.

Mục tiêu không phải là thứ bạn nhìn một lần rồi thôi. Khi tâm trí bạn không tập trung vào một mục tiêu cụ thể rõ ràng mỗi ngày, nó sẽ bắt đầu bị xao lãng bởi hàng triệu thứ đáng chú ý khác và chiếm hết thời gian của bạn. Vậy nên nhiều người cảm thấy chuyện tập trung theo đuổi mục tiêu mình đặt ra sao mà khó quá!

Vì sao máy bay luôn đến được nơi cần đến

Ẩn đằng sau việc những chiếc máy bay luôn hạ cánh tại điểm đến đã định là cả một bài học đáng nhớ. Ngay từ thời điểm cất cánh, người phi công đã cài đặt hệ thống lái tự động.

Hệ thống lái tự động này sẽ ghi nhớ mục tiêu cần đến (ví dụ như Hawaii) và máy vi tính sẽ vạch ra lộ trình bay. Máy vi tính trên máy bay sẽ liên tục định vị điểm đến, hướng dẫn máy bay theo đúng lộ trình đã định.

Nhưng bạn có biết, không phải lúc nào máy bay cũng theo đúng lộ trình? Trong suốt chuyến đi, gió và áp suất không khí đẩy máy bay theo nhiều hướng khác nhau. Dẫu vậy, nó vẫn luôn đáp xuống đúng chỗ.

Đó là vì ngay khi máy bay vừa chệch khỏi lộ trình vạch sẵn, hệ thống lái tự động sẽ phát hiện sự chênh lệch giữa hướng máy bay đang bay và lộ trình ban đầu. Sau khi tính toán độ chênh lệch giữa hai hướng, hệ thống lái tự động gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm để hướng máy bay quay lại lộ trình chính xác.

Vài phút sau, gió và áp suất không khí lại đẩy nó chệch ra khỏi lộ trình. Một lần nữa, hệ thống vi tính máy bay lập tức phát hiện ra điều này, thực hiện những thao tác điều chỉnh cần thiết và lái nó về hướng cũ. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt chặng bay. Bạn có biết tổng thời gian máy bay đi lệch khỏi lộ trình chiếm 70-80% thời gian bay? Dù sao đi nữa, cuối cùng nó vẫn đến được Hawaii.

Con đường chúng ta đi tới mục tiêu cũng tương tự vậy. Trong cuộc sống, chẳng có gì xảy ra theo đúng kế hoạch cả. Sự thật là khoảng 70%-80% kế hoạch tôi đặt ra trong công việc và cuộc sống cá nhân bị “phá sản”. Sẽ có rất nhiều sự cố và hoàn cảnh nằm ngoài dự kiến khiến bạn đi lệch hướng.

Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể đạt được mục tiêu nếu biết tập trung và liên tục điều chỉnh chiến lược, kế hoạch và kéo bản thân quay lại con đường ta đã vạch sẵn. Nếu máy bay không xác định điểm đến ngay từ đầu, nó sẽ chẳng bao giờ đến được Hawaii. Tương tự, nếu ta không biết mình muốn gì, ta sẽ bị bao nhiêu thứ gây xao lãng làm ta lạc lối và rốt cuộc đáp xuống một nơi mình chẳng hề muốn đến… hoặc bị mắc kẹt mãi một chỗ, chẳng đi được tới đâu.

Tóm lại, bạn hãy xác định chính xác mục tiêu của mình và đừng bao giờ nản lòng nếu mọi thứ chẳng theo kế hoạch. Miễn là bạn liên tục hướng mình quay lại lộ trình ban đầu để đi về phía mục tiêu, bạn sẽ đến được nơi cần đến.

Điểm lại mọi thứ vào cuối ngày

Hãy nhớ, thành công phải được đo đạc LIÊN TỤC trong suốt cuộc hành trình, vào cuối ngày chứ không phải vào cuối đời, khi bạn đã già và tóc đã bạc…

Khó mà bước chân ra khỏi mộ phần hoặc nhấc mình ra khỏi xe lăn để đi đến nơi nào đó, đúng không?

Cho nên, mỗi tối trước khi lên giường ngủ, hãy tự hỏi “ngày hôm nay mình đã tiến gần đến mục tiêu được chút nào chưa?” và “ngày mai mình phải làm gì để thành công?”

Chương 2: Lần theo dấu vết của thành công

Bạn cần tập trung vào đều mình muốn và kiên trì hành động mỗi ngày để đạt được nó. Thử thách lớn lao là đảm bảo bạn đang làm những việc hiệu quả nhất để đạt mục tiêu mình khao khát.

Thành công để lại dấu vết

Chúng ta đang sống trong một thời đại của vô vàn cơ hội và thành tựu đáng kinh ngạc. Gần như mọi thứ bạn muốn làm đều đã có ai đó làm trước rồi, và gần như thành công nào bạn ao ước đều đã có người nắm lấy.

Tất cả đều đã có người hoàn tất trước bạn, và họ truyền lại những kinh nghiệm xương máu dưới nhiều hình thức khác nhau: sách vở, phim ảnh, bài viết, nhưng cuộc phỏng vấn, bài báo, những buổi chuyên đề và khóa học.

Những người sở hữu thành quả ấy không phải nhờ họ might mắn hay vì họ tài năng hơn người, mà bởi họ đã khám phá ra các phương cách cụ thể, những bước thực hiện hữu ích để đến được nơi cần đến.

Nếu bạn biết đứng trên vai những người khổng lồ, bạn sẽ gặt hái được hằng hà sa số điều tốt đẹp trong cuộc sống, sớm hơn và nhanh hơn rất nhiều.

Bí quyết của những học sinh ưu tú

Tôi trở nên lão luyện trong nhiều lĩnh vực bằng cách nào? Những người thành công nhất thế giới chính là bậc thầy mô phỏng.

Warren Buffett là nhà đầy tư tài ba nhất hành tinh và là một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới, bởi ông biết những nhà đầu tư thành công khác luôn để lại “chiêu thức” mà ông có thể học hỏi và noi theo. Ông mua cổ phiếu đầu tiên năm 11 tuổi và thu lời một khoản nho nhỏ. Ông biết nếu muốn phất lên nhanh chóng thì không thể cứ đâm đầu vào làm rồi phạm sai lầm mãi được. Ông phải theo chân những nhà đầu tư giỏi nhất.

Thế là Warren Buffett bắt đầu nghiên cứu chiến lược của Benjamin Graham, nhà đầu tư thành công nhất những năm 1930-1950. Ông tiếp tục “bái sư” một nhà đầu tư tài giỏi khác tên là Philip Fisher, một chuyên gia trong việc lựa chọn những cổ phiếu tăng trưởng mạnh.

Kết quả là trong hơn 50 năm, Buffett không ngừng dẫn đầu thị trường chứng khoán, biến khoản đầu tư trị giá 100.000 đô ban đầu thành khối tài sản đồ sộ 60 tỉ đô.

Ngay cả những quốc gia giàu mạnh cũng để lại nhiều bài học. Bằng cách sao chép và cải thiện mô hình hoạt động của các nước tiên tiến, Singapore đã tiến một bước dài, qua mặt các nước láng giềng để trở thành một nước phát triển chỉ trong vòng 30 năm, điều mà các nước khác mất đến 100 năm mới làm nổi.

Không cần là người tiên phong, mà phải là người giỏi nhất

Rất nhiều người cho rằng bạn phải là người đầu tiên làm được điều gì đó thì mới thành công. Đây là cách suy nghĩ vô cùng hạn hẹp. Thật ra, bạn không nên đi đầu trong bất cứ nghành nghề nào. Thay vào đó, bạn nên người khác phạm phải tất cả sai lầm và hưởng lợi từ việc học hỏi kinh nghiệm của họ.

Vậy nếu các doanh nghiệp, đất nước và những con người thành công trên thế giới biết học hỏi những người đi trước, thì tại sao bạn lại không?

Mô phỏng: Học hỏi và áp dụng những phương pháp hiệu quả

Chìa khóa thành công nằm ở chỗ bạn không thử bắt chước 100%, mà hãy chắt lọc ra những phần tuyệt vời nhất và bỏ đi những phần vớ vẩn. Nhờ vậy, Bạn sẽ sáng tạo ra phương pháp của riêng mình, còn ưu việt hơn cả phiên bản gốc.

Tư duy của một người chính là tổng hợp các niềm tin, giá trị và thái độ sống của cá nhân người đó. Tư duy hình thành nên thế giới quan, cách suy nghĩ và ra quyết định của họ. Bạn có thể hiểu được lối tư duy của một người bằng cách lắng nghe điều họ nói, quan sát cách họ phản ứng và đọc những gì họ viết. Ví dụ, nếu bạn muốn phỏng theo tư duy của những người giao tiếp giỏi nhất thế giới, bạn cần biết niềm tin của họ là: chúng ta có thể tạo ảnh hưởng đến bất kỳ ai bằng cách trước hết là thấu hiểu thế giới quan của người đó.

Điều thứ hai bạn cần mô phỏng là năng lực của những người thành công – kiến thức và kỹ năng. Hãy tự hỏi những kiến thức kỹ năng gì đã khiến họ thành công vượt bậc?

Trong một số trường hợp cụ thể, trạng thái cảm xúc tác động lớn đến hiệu quả làm việc của bạn. Yếu tố này đặc biệt quan trọng trong thi đấu thể thao, nói chuyện trước công chúng, bán hàng, thương thuyết và lãnh đạo.

Để thúc đẩy ai đó làm được điều gì, trước tiên bạn phải thể hiện mình là người tự tin, tràn đầy động lực và đam mê.

Hành vi (cách giao tiếp)

Khía cạnh tiếp theo chúng ta cần quan sát và mô phỏng chính là hành vi của những người thành công, đặc biệt là cấu trúc ngôn ngữ của họ. Họ dùng những từ ngữ gì? Cách họ xếp câu ra sao? Họ tiếp cận vấn đề bằng cách nào? Ánh mắt, các cử động đầu, cơ thể, tay chân và giọng nói của họ thế nào?

Môi trường:Thành tố cuối cùng mà bạn có thể mô phỏng chính là môi trường sống của cá nhân đó. Thành tố này không phải lúc nào bạn cũng thực hiện được. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể mang lại lợi thế cho bạn.

Nếu môi trường bạn đang sống không ủng hộ hoặc bồi dưỡng tài năng của bạn, hãy thay đổi môi trường khác. Đừng ngần ngại kết nối với những nhóm người bên trong hoặc bên ngoài sở làm của bạn.

Bắt đầu học hỏi bí quyết thành công ngay từ hôm nay

1.Mô phỏng những người thành công qua sách vở, các doạn video và các buổi chuyên đề của họ

2.Tìm những tấm gương sáng để noi theo

3.Xin vào làm trong doanh nghiệp của nguời bạn muốn học hỏi

4.Tìm một người thầy

Chương 3: Đặt ra tiêu chuẩn cao

Sự khác biệt to lớn giữa cái “Cần Có” và “Phải Có”

Đạt được mục tiêu đi đôi với ý chí mạnh mẽ để bật dậy sau những cú ngã đau. Do đó đối với những chuyện “nên làm”, ta thường ít khi cố gắng, và dễ dàng bỏ cuộc khi mọi thứ không như ý.

Nếu bạn muốn sống một cuộc đời tươi đẹp, hãy xem những mục tiêu đặt ra là việc phải làm, ngay từ ngày hôm nay, chứ không phải đợi đến lúc chuyện quá muộn màng, không còn cứu vãn được nữa.

Cuộc sống cho bạn những gì bạn chấp nhận. Rất nhiều người đặt ra mục tiêu nâng mức thu nhập của mình lên nhưng có vẻ họ chẳng bao giờ đòi hỏi mức lương tốt hơn. Chúng ta luôn có ngưỡng chấp nhận của mình.

Bạn muốn có thu nhập bao nhiêu? Vài tỉ, vài triệu, vài trăm ngàn, vài ngàn, vài trăm đô hay chỉ đừng rơi vào cảnh không một xu dính túi là được? Bạn có thể học tất cả những kỹ năng và chiến lược làm giàu, nhưng nếu bạn không nâng ngưỡng thu nhập chấp nhận “phải có” lên, tiềm lực tài chính của bạn sẽ chỉ quanh đi quẩn lại nhiêu đó mà thôi.

Quan điểm ở đây của tôi là: nếu bạn khao khát kiếm được ngần ấy tiền, hãy biến mục tiêu ấy thành điều “phải làm” chứ không chỉ “nên làm”.

Nâng tiêu chuẩn của bạn lên

Hãy cảm thấy bất mãn và không thoải mái

Hào hứng với những tiêu chuẩn mới

Năm bước để nâng cao tiêu chuẩn bản thân

Bước 1: Xác Định Những Tiêu Chuẩn Hiện Tại Và Đặt Ra Những Chuẩn Mực Mới

Bước 2: Liệt Kê Tất Cả Những Lý Do Tại Sao Bạn Không Còn Chấp Nhận Bất Kỳ Tiêu Chuẩn Nào Thấp Hơn

Bước 3: Viết Ra Lý Do Tại Sao Bạn Phải Có Những Chuẩn Mực Mới

Bước 4: Lập Trình Não Bộ Bằng Phương Pháp Tưởng Tượng

Bước 5: Rèn Luyện Khả Năng Để Đáp Ứng Những Tiêu Chuẩn Mới

Chương 4: Cái giá để trở nên tài năng là 10.000 giờ

Liệu có thứ họi là tài năng bẩm sinh?

Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đã từng tự hỏi điều gì khiến cho những con người này trở nên phi thường vậy. có phải học được sinh ra với cái tài năng bẩm sinh, hay đó đơn giản chỉ là kết quả của hàng giờ cần cù làm việc vất vả? Có vẻ như 10.000 giờ là cái giá phải trả cho một tài năng

Yếu tố cấu thành… sự vĩ đại

Michael Jordan nổi tiếng là vận động viên bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngay từ khi còn nhỏ, Michael đã say mê môn thể thao này nhưng không bao giờ giỏi bằng anh của mình – Larry Jordan – Người được đánh giá là vận động viên thực thụ của gia đình.

Để phát huy hết tài năng của mình, Jordan luyện tập 8-10 giờ mỗi ngày, ngày nào cũng như ngày ấy. Khi Michael gia nhập Chicago bulls ở tuổi 21 vào năm 1984 và trở thành ngôi sao bóng rổ, anh đã tích lũy tổng cộng hơn 23.000 giờ luyện tập, con số vượt xa ngưỡng thiên tài là 10.000 giờ.

Cỗ máy kiếm tiền giỏi nhất thế giới

Liệu quy luật này có linh ứng trong cả lĩnh vực kinh doanh tài chính không? Có chứ. Cứ nhìn Warren Buffett mà xem, Buffett được xem là một trong những nhà đầu tư khôn ngoan nhất thế giới và sỡ hữu khối tài sản lớn nhất hành tinh bằng cách biến 100.000 đô thành 60 tỷ đô chỉ nhờ vào đầu tư chứng khoán. Quy tắc 10.000 giờ này áp dụng cho tất cả mọi người, dù nổi tiếng hay không nổi tiếng, và trong mọi lĩnh vực.

Nhưng… còn những thần đồng nhí thì sao?

Nhiều người phản đối thuyết này, cho rằng làm gì có tài năng nào được hun đúc nên, rằng vẫn có những thần đồng nhí được trời phú cho một số tài năng nhất định và đã thể hiện những khả năng đáng kinh ngạc một cách hoàn toàn tự nhiên.Chẳng hạn Mozart nổi danh vì biết sáng tác nhạc vào năm 6 tuổi. Các nghiên cứu xa hơn cho thấy thật ra bố của Mozart đã bắt đầu dạy cậu chơi nhạc từ khi cậu mới lên 3.

Tôi tài giỏi? Cảm ơn lời khen tặng nhưng… nếu tôi không bắt đầu rèn luyện từ năm 3 tuổi thì có quá trễ không?

Nhiều người cảm thấy nhụt chí, nản lòng khi đọc tiểu sử hay xem những bộ phim tái hiện những nhân vật tài năng xuất chúng bắt đầu rèn luyện từ khi còn rất trẻ. “Năm nay tôi đã 35 tuổi rồi. Liệu tôi có còn phát triển tài năng được nữa không?”

Có thể bạn không trở thành nhạc sĩ ưu tú nhất thế giới, nhưng chắc chắn bạn sẽ nổi trội trong lĩnh vực của mình. Có thể bạn không phải là nhà đầu tư chứng khoán tài cán nhất, nhưng nhiều khả năng bạn sẽ trở thành triệu phú trong quá trình trui rèn kỹ năng đầu tư của mình.

10.000 giờ nỗ lực hết mình

Nếu bạn muốn thành thạo một kỹ năng chuyên môn nào đó, bạn phải tập trung rèn luyện kỹ năng đó liện tục mỗi ngày. Bạn càng dành nhiều thời gian thực hành kỹ năng đó bao nhiêu, bạn càng nắm vững nó bấy nhiêu. Khi bạn vượt qua cột mộc 10.000 giờ, bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện việc đó một cách xuất sắc mà không cần tốn nhiều công sức.

Điều gì ngăn cản đa số người đời thành công

Vấn đề nằm ở chỗ nhiều người không đủ kiên nhẫn và lòng tin rằng nỗ lực của họ sẽ được đền đáp xứng đáng. Không chỉ rèn luyện.. mà phải rèn luyên có cân nhắc!

Yếu tố khiến con người ta trở nên vượt trội được gọi là “rèn luyện có cân nhắc.” Để rèn luyện có cân nhắc, bạn cần bốn yếu tố sau…

1.Thường xuyên và không ngừng cải thiện

2.Thông tin phản hồi và điều chỉnh lại cho phù hợp

3.Lặp đi lặp lại

4. Nới rộng vùng thoải mái

Lập kế hoạch rèn luyện có cân nhắc ngay hôm nay!

Chương 5: Gặp might

Liệu vận might có thật sự tồn tại? Chúng ta có thể gặp might chăng? Câu trả lời là CÓ… một chữ CÓ chắc chắn.

Tôi phát hiện ra có ba loại vận might: 1) Vận might bẩm sinh, 2) Vận might cơ hội và 3) Vận might nỗ lực. Nắm vững được điều nay và bạn sẽ là người chiến thắng trong trò chơi cuộc sống.

Vậy nếu muốn gặp might trong kinh doanh, sự nghiệp, các mối quan hệ, bạn phải biết nắm bắt cơ hội. Rất nhiều người phàn nàn rằng cơ hội không bao giờ mỉm cười với mình. Điều này không hề đúng.

Để nhìn thấy cơ hội, bạn cần có thái độ tích cực và tư duy thông thoáng. Cơ hội không bao giờ hiển thị rõ ràng là một cơ hội. Chúng luôn đội lốt khó khăn hay thách thức. Nếu muốn nhìn thấy cơ hội, bạn phải đặt tâm trí mình vào trạng thái tìm kiếm cơ hội. Thậm chí bạn có thể tự tạo ra cơ hội cho mình

Thiếu vắng cơ hội không đồng nghĩa với việc “không might mắn”. Những người thành công nhất thế giới biết rằng cơ hội hoàn toàn có thể được tạo ra.

Bạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu, bạn càng might mắn bấy nhiêu. Bạn phải không ngừng xây dựng vốn kiến thức và kỹ năng để khi cơ hội xuất hiện, bạn có thể nắm bắt ngay. Bạn có thể nhìn thấy tất cả các cơ hội và được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức, nhưng nếu bạn không hành động thì cũng bằng không.

Chương 6: Dám chấp nhận rủi ro

Bạn cảm thấy gì khi nghe đến cụm từ này? Hành động chấp nhận rủi ro gợi lên trong bạn những cảm xúc hoặc suy nghĩ gì? Tích cực hay tiêu cực?

Hầu hết mọi người đều gán những cái nhìn tiêu cực cho việc chấp nhận rủi ro. Họ tin rằng “mạo hiểm” đồng nghĩa với “nguy hiểm”, “bất ổn”, “đánh cược”, và “sợ thua cuộc”. Vậy nên hầu hết mọi người đều né tranh rủi ro. Họ chỉ thích theo đuổi thứ gì chắc ăn 100%.

Thế nhưng, để sống hết mình và phát huy tối đa tiềm năng bản thân, ta phải biết chấp nhận rủi ro. Để hạnh phúc, giàu sang và thành đạt, ta phải sẵn lòng chào đón rủi ro.

Mức độ thành công bạn trải nghiệm trong cuộc sống tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ rủi ro bạn sẵn lòng đối diện. Những người thành công bậc nhất là những người mạo hiểm nhất

Những người thành công nhất thế giới có được như ngày hôm nay là nhờ vào một thời điểm nào đó trong đời, họ sẵn sàng đương đầu với những nguy cơ tiềm ẩn để theo đuổi ước mơ của mình.

Rủi ro lớn nhất trong cuộc sống chính là không dám chấp nhận rủi ro

“Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại thường không nằm ở năng lực cá nhân hay ý tưởng sáng tạo, mà chính là dũng khí để tin và sáng kiến của mình, chấp nhận rủi ro và bắt tay vào hành động.”

Andrew Malraux (Chính khách người Pháp 1901-1976)

Một nghiên cứu rất nổi tiếng tại Nhật được thực hiện vào những năm 1980 đưa ra một câu hỏi cho các đối tượng khảo sát gồm các ông cụ, bà cụ 73 tuổi “gần đất xa trời”: “Ông/bà ước mình có thể làm được gì nhiều hơn trong cuộc sống?” Ba câu trả lời thường thấy nhất là:

1) Để lại nhiều thứ hơn cho con cháu

2) Chiêm nghiệm bản thân nhiều hơn

3) Liều lĩnh hơn

Quan niệm về rủi ro của người thành công

Những người thành công tin rằng có hai loại rủi ro: 1) rủi ro ngớ ngẩn và 2) rủi ro có cân nhắc. Rủi ro ngớ ngẩn là chấp nhận might rủi ngay cả khi cơ hội thành công rất thấp và người chơi phải đối mặt với mọi bất lợi.

Người thành công chấp nhận rủi ro có cân nhắc

Rủi ro có cân nhắc là rủi ro mang lại cơ hội chiến thắng cao (khoảng 80% – 90%) và người chơi nắm lợi thế. Họ luôn là người nắm phần cao hơn. Những người này biết nếu còn tận dụng được lợi thế, cuối cùng họ cũng sẽ chiến thắng.

Những người chiến thắng hiểu xác suất thành công 100% là chuyện không tưởng. Tuy nhiên, họ cũng biết rằng miễn là xác suất thành công đủ cao và nếu họ có kỹ năng quản lý rủi ro, rốt cuộc họ sẽ là người chiến thắng.

Đã đến lúc cần mạo hiểm hơn!

Chương 7: Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng

Nếu bạn thay đổi cuộc sống, hãy bắt đầu từ những người bạn

Sau một thời gian, tôi nhận thấy có một yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Yếu tố này định hình niềm tin, thái độ, giá trị và những chuẩn mực sống của con người. Đó chính là tác động từ những người chung quanh.

Rất nhiều người không thay đổi được cuộc sống của chính mình vì những người chung quanh cứ lôi kéo khiến họ đi ngược lại những gì đã định.

Bạn bè ảnh hưởng ta một cách tích cực và tiêu cực

Chúng ta có nhu cầu cảm xúc được những người chung quanh chấp nhận. Đồng thời, chúng ta cũng lo sợ bị khước từ. Để cảm thấy gắn kết và được chấp nhận, chúng ta có khuynh hướng hành động và suy nghĩ tương tự các thành viên khác trong nhóm. Sau cùng thì người ta chỉ thích những ai giống mình, đúng không?

Vậy thì nếu bạn bè ảnh hưởng ta nhiều đến vậy, ta phải cân nhắc thật cẩn thận việc mình nên giao du với ai. Dù muốn dù không, bạn bè là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến mức độ thành công cả về tài chính, các mối quan hệ, sự nghiệp lẫn sức khỏe của chúng ta.

Một phút suy ngẫm: bạn thường tiếp xúc với ai?

Câu hỏi 1: Người này có khơi dậy con người tốt đẹp nhất trong bạn không?

Câu hỏi 2: Những người này có chung niềm tin, thái độ sống và tiêu chuẩn cao như bạn mong đợi cho bản thân mình không?

Một trong những bí quyết thành công của tôi là quen với những người thành công hơn mình, trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Bạn có bị mấy con cua kéo xuống không?

Tại sao có những người luôn giữ ta lại trong khi ta muốn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực? Thường là vì họ sợ “mất” một người bạn như ta. Nếu chúng ta thành công rực rỡ, họ sẽ ra sao? Điều đó khiến họ thấy mình kém cỏi. Vì thế họ ngăn không cho chúng ta thay đổi.

Nếu muốn là người chiến thắng, hãy sánh vai cùng những người chiến thắng

Hãy giao du nhiều hơn với những người mà bạn muốn trở nên giống họ. Nếu bạn muốn mình vui vẻ hơn, hãy nhập hội với những người tính tình vui vẻ, cởi mở. Nếu bạn muốn giàu có hơn, hãy dành thời gian trò chuyện với những người thành công tột bậc về tài chính.

Chương 8: Tận dụng sức mạnh đòn bẩy để thành công

Chúng ta ai cũng có 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thế nhưng bằng cách nào mà người này có thể quản lý cả một tổ chức và tạo ra sức ảnh hưởng to lớn hơn người kia rất nhiều?

Sức mạnh phi thường khi tận dụng lực đòn bẩy

Bí quyết nằm ở chỗ những cá nhân thành công vượt bậc ấy hiểu và khai thác triệt để sức mạnh của “lực đòn bẩy” trong khi phần đông những người bình thường không hề biết đến.

Đòn bẩy là quá trình nhân thành quả công việc lên rất nhiều lần một cách nhẹ nhàng. Nói cách khác, bạn chỉ bỏ ra ít sức lực nhưng kết quả thu về lại cực kỳ to lớn.

Tận dụng thời gian của người khác

Bí quyết là ôi học được cách tận dụng thời gian của người khác. Nếu bạn thành thạo kỹ năng này, bạn cũng có thể làm được mọi thứ bạn muốn, bất kể đó là gì, với cùng quỹ thời gian hiện tại.

Khi mới bung ra làm ăn, tôi đâu biết đến sức mạnh dòn bẩy, nên tôi tự mình làm mọi thứ.

Sau khi cân nhắc và suy nghĩ về chiến lược kinh doanh, tôi nhận ra mình phải thuê một trợ lý hành chính. Tôi sẽ có thêm năm ngày một tháng để tăng doanh số và đứng lớp nhiều hơn. Khi tuyển được người, tôi tổ chức thêm hai khóa học một tháng. Kết quả là doanh thu của tôi tăng thêm 12.000 đô. Nâng con số tổng lên 48.000 đô một tháng.

Ngay lập tức tôi tìm thêm nhân viên kế toán và trợ lý kinh doanh để có thêm năm ngày rảnh rang khác, và dành toàn bộ thời gian đó để chăm sóc khách hàng hiện tại cũng như tìm thêm khác hàng mới.

Chỉ trong vòng một năm, dưới quyền tôi là 10 nhân viên đảm nhiệm phần lớn công việc mà tôi giao xuống.

Nhờ vậy, tôi dành trọn 100% quỹ thời gian của mình để bành trướng công ty sang các nước khác và tham gia những buổi diễn thuyết quan trọng. Dù tổng tiền lương mỗi năm tôi trả cho các nhân viên của mình là 240.000 đô, tôi vẫn lãi 1.260.000 đô, gấp ba lần số tiền trước đây tôi kiếm được.

Phương pháp tận dụng thời gian của người khác

Khi mới bước ra ngoài làm ăn, bạn vẫn chưa trải nghiệm được uy lực đòn bẩy. Bởi khi một mình ôm đồm hàng đống công việc, bạn không thể nhân nỗ lực và thành quả đạt được lên gấp nhiều lần. Chỉ khi nào doanh nghiệp của bạn có quy trình hoạt động hẳn hoi và bạn bắt đầu tuyển thêm nhân sự để ủy thác công việc, bạn mới tận hưởng trọn vẹn lợi ích mà đòn bẩy mang lại.

Tận dụng tài năng và kinh nghiệm của người khác

Sau đây là câu chuyện về một người đàn ông “dốt nát” đã cách mạng hóa cả một nền công nghiệp.

Một người thành công không nhất thiết phải biết làm mọi thứ. Người đó chỉ cần biết cách tìm kiếm và gắn kết các nguồn lực để thực hiện hoài bão của mình. Henry Ford đã cách mạng hóa cả một nền cộng nghiệp nước Mỹ bằng việc phát triển và cải tiến dây truyền sản xuất xe hơi hàng loạt. Thế nhưng, bạn có biết Ford chỉ là một ông nông dân học hành vỏn vẹn chỉ 8 năm không?

Ford là một thiên tài, bởi ông biết cách tuyển dụng và truyền cảm hứng cho các kỹ sư, các nhà khoa học tài ba nhất giúp ông thực hiện hóa ước mơ của mình. Tại sao phải cố lấy bằng tiến sĩ trong khi có thể tận dụng các tiến sĩ?

Tận dụng tiền của người khác

Một số bạn thắc mắc, “tận dụng được thời gian và kinh nghiệm của người khác thì tuyệt quá rồi, nhưng tôi biết đào đâu ra tiền để khởi nghiệp và tuyển dụng nhân tài đây? Tiền không có thì kiếm bằng cách nào?” Một trong những cách tận dụng tài nguyên sẵn có hiệu nghiệm nhất mà các nhà đầu tư và doanh nhân thường dùng là tận dụng nguồn tài chính của người khác. Có một số cách để làm được điều này: a) tận dụng tiền của công chúng và b) tận dụng tiền của ngân hàng hoặc nhà môi giới.

Chương 9: Làm chủ thế giới nội tại trong bạn

Sự thật là những sư việc bên ngoài hoặc môi trường chung quanh không phải là yếu tố quyết định chuyện thành bại trong cuộc đời chúng ta. Nó lại càng không thể quyết định mẫu người mà ta mong muốn trở thành trong tương lai. Những tác nhân đó chính là THẾ GIỚI BÊN NGOÀI vượt khỏi tầm kiểm soát của ta. Ta làm nên số phận của mình bằng cách phản ứng lại những sự việc ấy thông qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Đó là THẾ GIỚI NỘI TẠI mà ta hoàn toàn có thể làm chủ.

Công thức “HC + PƯ = KQ”

(Hoàn cảnh + Phản ứng = Kết quả)

Người thành công nhận ra một điều: “Hoàn cảnh” tự nó không quyết định “Kết quả”. Mà đối với họ, “Kết quả” được xác định bởi cách họ lựa chọn “Phản ứng” (PƯ) trước “Hoàn cảnh” đó.

Để chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, bạn phải bắt đầu kiểm soát suy nghĩ của bản thân. Bạn phải biết mình cần TẬP TRUNG vào những gì và hiểu rõ Ý NGHĨA của nó đối với bạn.

Tôi cần tập trung vào điều gì?

Người thành công lại quan tâm đến những gì mang đến cho họ động lực để bắt tay vào sửa chữa sai lầm. Khi người thành công đối mặt với những tình cảnh tương tự, họ thường tự hỏi:

  • Mình rút ra bài học gì từ chuyện này?
  • Mình có trong tay những gì?
  • Mình xoay chuyển trình huống bằng cách nào?

Ý nghĩa mà bạn gán cho một sự việc sẽ trở thành chính sự việc đó. Người thành công nghĩ đến những ý nghĩa tạo động lực còn kẻ thất bại chỉ nhìn ra những ý nghĩa làm nản lòng thối chí.

“Sự tập trung ngang bằng với cảm xúc. Sự tập trung đi đến đâu, năng lượng theo đến đó.” – Anthony Robbins

Lập trình tư duy để thành công

Hãy nhớ, không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát mọi tình huống, hoàn cảnh khác quan xảy ra ở thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chủ thế giới nội tại của suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Từ đó, bạn quyết định kết quả cuối cùng mà bạn nhận được.

Chương 10: Thay đổi cách nhìn nhận bản thân để thay đổi cuộc sống

Sức mạnh của cách bạn nhìn nhận bản thân

Khi một người giảm cân thành công và duy trì được mức nặng ý tưởng, đó là vì họ không còn xem mình là một “người béo phị” nữa. Họ tin mình là một người có thân hình khỏe mạnh, cân đối và cương quyết không bao giờ ăn uống vô độ đến nỗi thừa cân một lần nữa. Với cách nhìn nhận bản thân mới này, niềm tin, các giá trị và chuẩn mực sống của họ không còn như trước nữa.

Cách bạn nhìn nhận bản thân chi phối suy nghĩ và hành động của bạn

Nhiều người trong chúng ta mạnh mẽ không khác gì loài voi ma-mút. Chúng ta mang trong mình tiềm năng to lớn và thừa khả năng làm được những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Thế nhưng, trong quá trình sống, vì một lý do nào đó, những người chung quanh khiến ta tin rằng mình là kẻ “lười nhác”, “bất hạnh”, “kém cỏi”, “yếu đuối”…

Vào thời điểm chúng ta tin rằng mình chỉ là người bình thường, chúng ta bắt đầu hành xử như người bình thường. Chúng ta hạ thấp chuẩn mực sống, giới hạn niềm tin và thái độ sống của chính mình. Thậm chí khi có dịp thể hiện tài năng thật sự, chúng ta vẫn bị kiềm chế bởi tư duy thiển cận và từ chối nhìn nhận sự thật.

Cách bạn nhìn nhận bản thân ảnh hưởng đến vận mệnh

13 tuổi, tôi tham dự một khóa học phát triển bản thân dành cho thiếu niên. Trong suốt khóa học ấy, chúng tôi trải qua nhiều hoạt động thử thách để chứng minh cho bản thân mình thấy rằng mình có khả năng làm được nhiều điều to lớn hơn mình tưởng. Tội được dạy rằng những hành vi và kết quả trong quá khứ không quyết định tôi là người như thế nào.

Sau năm ngày đầy ắp những trải nghiệm tích cực, tôi bắt đầu xem mình là “người thành công”. Tôi học cách hình dung mình là một học sinh giỏi, một người thành công, một nhà lãnh đạo và là triệu phú tương lai. Bỗng dưng tư duy tôi thay đổi hoàn toàn, kéo theo những thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi và cả cuộc đời tôi.

Với cách nhìn nhận bản thân mới lạ này, tôi bắt đầu tin rằng mọi thứ trên đời này đều khả thi.

Bạn là ai?

Tôi muốn bạn dành ra vài phút để suy nghĩ về câu hỏi: “Bạn là ai?” “Bạn nhìn nhận bản thân mình thế nào?”

Bạn tài giỏi hơn bạn nghĩ

Nếu cách bạn nhìn nhận bản thân còn giới hạn và tiêu cực ở một vài chỗ, thì tin tốt lành là bạn có thể thay đổi nó. Thay đổi lâu dài bắt đầu từ việc nhìn nhận bản thân mình khác đi

Có một nguyên tắc nổi tiếng là “Trở Thành, Thực Hiện và Đạt Được”. Trước tiên, bạn hãy trở thành con người mà bạn mong muốn. Chỉ có thế bạn mới làm những gì người đó làm và sở hữu những gì người đó sở hữu.

Các bước thay đổi cách nhìn nhận bản thân

Bước 1: Viết xuống cách nhìn nhận bản thân mới của bạn

Bước 2: Hình dung bạn trở thành con người mới đó

Bước 3: Hành động phù hợp với cách nhìn nhận bản thân mới

Bước 4: Củng cố thêm bằng lời nói

Bước 5: Tạo ra những thay đổi về mặt thể chất

Chương 11: Rèn luyện những thói quen đưa đến thành công

Những thói quen dẫn đến thành công

Người bình thường Người thành công Chỉ phản ứng khi có vấn để phát sinh Chủ động đổi mới để cái tiến tình hình Xem ti-vi vào cuối ngày Dành thời gian trò chuyện và nuôi dạy con cái/ chăm sóc bạn đời và/ hoặc đọc thêm sách báo để trau dồi kiến thức Trì hoãn lần nữa cho đến phút chót Lên kế hoạch sớm và hành động ngay Biện hộ, than phiền, đổ lỗi cho người khác khi có chuyện không ưng ý Có ý thức thay đổi bản thân nhằm thay đổi kết quả đạt được Lãng phí thời gian ngồi không khi phải chờ đợi hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác Tranh thủ thời gian trống để đọc sách báo, làm việc hoặc giao tiếp với người khác

Đi ngủ mà không hề có kế hoạch cho ngày mai

Luôn lên kế hoạch trước cho ngày mới

Chấp nhận hiện trạng,

Chấp nhận thế giới mình đang sống

Thách thức hiện trạng. Luôn háo hức khi nghĩ đến chuyện xoay chuyển thế giới theo ý mình muốn Mãn nguyện với bản thân Không ngừng tìm cách cải thiện chính mình

Tránh né khó khăn

Xem khó khăn như những thử thách phải vượt qua.

Để mặc cảm xúc lấn át. Dung túng cho những cảm xúc tiêu cực như chây lười, sợ hãi… Làm chủ cảm xúc. Tìm cách động viên bản thân Khởi đầu ngày mới mà không hề có mục tiêu hay kế hoạch gì trong đầu

Luôn có những kế hoạch rõ ràng và kế hoạch chi tiết mỗi ngày

Dễ bị những chuyện lặt vặt làm phân tâm Suốt ngày đi lo chuyện nhỏ nhặt.

Chỉ tập trung vào những việc mang đến quả đáng kể

Cứ đến hết ngày là than thở Suy ngẫm và rút ra bài học sau khi trải qua một ngày

Bỏ cuộc và tìm cách ào chữa khi gặp trở ngại và thất bại

Quyết tâm chinh phục mục tiêu đến cùng. Suy nghĩ nhỏ hẹp, an toàn.Tránh né rủi ro. Nghĩ lớn và dám đón nhận rủi ro có cân nhắc. Thích ở trong vùng an toàn Sẵn sàng nới rộng vùng an toàn Toàn nghĩ đến điều tồi tệ nhất một cách bi quan và không lên kế hoạch gì cả. Lạc quan mong chờ điều tốt đẹp nhất nhưng vẫn dự phòng trước chuyện không hay.

Những cặp vợ chồng bất hạnh Những đôi lứa hạnh phúc Chăm chăm vào những chuyện họ muốn vợ/chồng làm cho mình Nghĩ xem mình có thể làm gì cho người bạn đời Đánh đố nhau và giấu giếm cảm xúc thật Giao tiếp cởi mở và chân thành Giành nói trước khi lắng nghe người đối diện

Lắng nghe và tìm cách thấu hiểu người đối diện trước khi nói

Tỏ thái độ bực bội, xúc phạm và chỉ trích lẫn nhau Ngợi khen và khiến người kia cảm thấy đặc biệt Xem sự hiện diện của người kia là hiển nhiên Luôn thể hiện cho người bạn đời thấy họ quan trọng như thế nào đối với mình Xét nét những sai sót của bạn đời Nhớ về những ưu điểm của nhau.

Luôn kiếm cớ gây sự và đay nghiến về những chuyện đã qua

Sớm tha thứ và chóng quên đi những sai lầm của nhau Không giải quyết rốt ráo vấn đề, thường xuyên nổ ra “chiến tranh lạnh” âm ỉ kéo dài Giải quyết những bất đồng ngay khi chúng vừa phát sinh. Họ không bao giờ chấp nhận chuyện lên giường đi ngủ mà trong lòng vẫn còn ấm ức “Tôi yêu vợ/chồng theo cách tôi muốn”. “Tôi yêu vợ/chồng theo cách cô ấy/anh ấy muốn.

Kẻ trắng tay

Người giàu có

Tiêu xài kiểu vung tay quá trán

Tiêu xài ít hơn số tiền họ kiếm được

Mắc nợ tiêu dung, né nợ đầu tư

Tránh các khoản nợ tiêu dung và chấp nhận những khoản nợ đầu tư

Hưởng thú vui trước mắt. “Tiêu xài hôm nay, vì ngày mai biết đâu ta chẳng có ngày mai.” Tận hưởng sau này. “Một đô dành dụm ngày hôm sẽ đáng giá gấp nhiều lần trong tương lai”. Chỉ đọc tin tức giải trí Cập nhập thông tin kinh doanh và tài chính mỗi ngày Không quan tâm đến giá trị tài sản

Kiểm tra giá trị tài sản thường xuyên (như giá cổ phiếu và bất động sản)

Tốn thời gian ngồi xem ti-vi Dành thời gian lên kế hoạch, quản lý chi tiêu, nợ nần và tiền bạc Chơi vé số Bỏ công ra nghiên cứu và đầu tư Tránh không nói chuyện với con cái về chuyện tiền nong Thẳng thắn trao đổi với con về tài chính Giao tiếp xã hội lan man, không định hướng Có ý thức thiết lập mạng lưới các mối quan hệ hữu ích

Thói quen của bạn là gì?

Các bước hình thành những thói quen mới hữu ích

  • Kiên trì lặp lại một hành vi liên tục trong vòng 30 ngày.
  • Sử dụng sức mạnh của trí tưởng tượng.
  • Củng cố thói quen mới bằng niềm vui sướng.
  • Thay đổi môi trường sống.

Chương 12: Hãy để cảm xúc phục vụ bạn, chứ không điều khiển bạn

Cám xúc tiêu cực: Hỗ trợ hay thống trị bạn?

Cảm xúc tiêu cực có vai trò riêng của nó. Chúng là dấu hiệu để ta nhận ra những điều cần thay đổi.

Vậy nếu cuộc sống trở nên vô cùng nhẹ nhàng khi không có sự hiện diện của những cảm xúc tiêu cực, tại sao chúng lại xuất hiện ? Bạn cần nhớ rằng những cảm xúc này không phải là một dạng bệnh dịch mà ta mắc phải từ bên ngoài, mà chính bản thân chúng ta tạo ra chúng từ trong tâm tưởng và cơ thể của mình. Cảm xúc tiêu cực hoàn toàn do ta mà có.

Thông điệp tích cưc của nỗi sợ hãi

Sợ hãi là một cảm xúc báo hiệu cho ta biết mình cần “chuẩn bị tốt hơn”. Cảm xúc này phát ra thông điệp rằng chúng ta cần học hỏi thêm, rèn luyện thêm kỹ năng và chuẩn bị nguồn lực để thành công khi đương đầu với thử thách trước mắt. Đó chẳng phải là một thông điệp hữu ích hay sao?

Sợ hãi = Chuẩn bị kỹ lưỡng hơn!

Ngay khi tôi chuẩn bị xong xuôi mọi thứ đâu vào đấy, cảm giác sợ hãi sẽ giảm đến mức tối thiểu. Lần nào cũng vậy, tôi tận dụng nỗi sợ để thể hiện một cách tốt nhất. Hãy để nỗi sợ phục vụ bạn, chứ không phải điều khiển bạn.

Tâm trạng thất vọng là dấu hiệu để chúng ta biết mình cần thay đổi chiến lược. Nhiều người muốn tránh cảm giác thất vọng bằng cách bỏ qua những việc quá khó hoặc rắc rối, phiền hà. Tuy nhiên, bạn cần ý thức một điều rằng cảm giác thất vọng xuất hiện không phải để trừng phạt chúng ta. Thất vọng hiện diện nhằm chuyền tải đến ta thông điệp với mục đích tốt đẹp. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng, Nghĩa là ta phải thay đổi phương pháp. Ta phải làm khác đi để gặt hái kết quả mong muốn.

Đối diện với những cảm xúc tiêu cực: Hành động ngay khi có tín hiệu và thay đổi trạng thái cảm xúc

Bước 1: Tôn trọng cảm xúc

Bất cứ khi nào rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực, hãy tự nhủ lòng, “Cảm xúc này mang lại lợi ích cho mình, chứ không làm chủ mình!”

Bước 2: Lắng nghe thông điệp

Cảm xúc Ta có cảm xúc này khi

Thông điệp…

Sợ hãi Đối mặt với thử thách hoặc một điều gì không biết trước Chuẩn bị tỉnh táo Thất vọng Không đạt được điều mình muốn dù đã nỗ lực nhiều lần, nhưng ta biết mình có khả năng làm được

Rút bài học kinh nghiệm

Thay đổi phương pháp

Giận dữ Những chuẩn mực của mình bị xâm phạm

Cần xem lại những chuẩn mực ấy có hợp lý không

Hành động để giải quyết vấn đề

Buồn rầu/ Phiền muộn/ Tuyệt vọng Không đạt được điều nình muốn và cảm thấy không thể thay đổi hoàn cảnh Đã đến lúc tìm một thử thách tốt đẹp hơn

Một cánh cửa khác đang mở rộng cho chúng ta đạt được thứ mình muốn theo một cách khác

Thua kém/ Không xứng đáng Tự so sánh mình với những người “xuất chúng” Ta cần nâng những tiêu chuẩn của mình lên và họ chính là mẫu người để ta noi theo

Bước 3: Thay đổi trạng thái cảm xúc

Luôn nhớ rằng chúng ta là người tạo ra cảm xúc của chính mình. Chúng ta hoàn toàn có khả năng thay đổi cảm xúc bất cứ khi nào ta muốn. Cảm xúc được xác định bởi suy nghĩ và trạng thái cơ thể của chúng ta.

Bạn còn có thể thay đổi trạng thái cảm xúc của mình ngay lập tức bằng cách thay đổi trạng thái cơ thể. Nếu bạn cảm thấy nản lòng thối chí, hãy đúng thẳng dậy và ưỡn ngực ra. Vỗ tay thật kêu, hít một hơi thật sâu và hô to: “Phải làm được!”

Bước 4: Hành động

Nếu bạn cảm thấy sợ hãi, hãy đầu tư công sức vào việc chuẩn bị. Nếu bạn giận dữ, hãy tìm cách khắc phục vấn đề. Nếu bạn thấy mình tệ hại, hãy học hỏi những người đang làm tốt hơn bạn và nâng những tiêu chuẩn cá nhân lên.

Chương 13: Phát triển hoặc chấp nhận chết mòn

Có một quy luật chung trong tự nhiên, đó là vạn vật nếu muốn tồn tại phải liên tục thay đổi và tiến hóa. Chỉ cần ngừng lại là xem như nó bắt đầu sa sút và chết dần chết mòn. Không ngừng thay đổi hoặc bị tiêu diệt

Nay bá chủ, mai thất thủ

Trên thương trường thế giới ngày nay, thị trường, đối thủ cạnh tranh thay đổi đến mức chóng mặt. Một công ty hôm nay đang làm mưa làm gió chỉ vài năm nữa thôi có thể bị lãng quên. Để không bị soán ngôi, các doanh nghiệp phảo không ngừng thay đổi, cải tiến với vận tốc ánh sáng.

Doanh nghiệp bất tiến tất thoái

Nếu công ty tôi không ngừng tăng trưởng, tôi không thể tăng lương cho nhân viên và họ cũng chẳng có cơ hội nào để thăng tiến. Rồi chẳng bao lâu, tất cả những người có năng lực sẽ đi tìm miền đất hứa khác. Khi nhân tài ra đi, doanh nghiệp của bạn cầm chắc cái chết. Thế nên chuyện doanh nghiệp “trước sau như cũ” là điều không thể. Hoặc bạn phải trèo lên đỉnh, hoặc bạn sẽ rơi xuống đáy. Bạn không thể đúng yên.

Muốn nắm giữ và giữ vững vị trí dẫn đầu, bạn phải liên tục thay đổi và phát triển. Bạn muốn trở thành người đi đầu trong lĩnh vực của mình và giữ vừng thành công qua thời gian ? Vậy bạn phải liên tục thay đổi và bắt nhịp với cái mới.

Người thừa hành thích giữ nguyên hiện trạng. Ngược lại, nhà lãnh đạo luôn muốn thách thức hiện trạng. Họ thích học hỏi và thử nghiệm những ý tưởng mới lạ. Nếu hôm nay họ làm những việc y hệt một năm về trước thì không thể chấp nhận được. Họ biết chắc rằng để giữ vững thành công, họ phải liên tục đổi mới.

Nếu bạn không tự làm mình lỗi thời, người khác sẽ thay bạn làm điều đó!

Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản phẩm bởi họ biết nếu họ không tự làm cho sản phẩm của mình lỗi thời thì những doanh nghiệp khác sẽ thay họ làm điều đó. Nhiều người không nhận thấy điều này cũng đúng trong cuộc sống cá nhân và công việc.

Thành công từ những thay đổi nhỏ theo thời gian

Vì sao có những người không bao giờ thành công Bốn bí quyết để luôn đổi mới

1) Luôn cởi mở

2) Quyết tâm thực hiện những cải tiến kiên trì, vững chắc

3) Thường xuyên nâng cấp bản thân

4) Dám phạm sai lầm

Chương 14: Nuôi dưỡng tí tuệ và tâm hồn mỗi ngày

Bí quyết của những người hạnh phúc và thành công

Trong khi cơ thể có cơ chế cảnh báo mang tên “cơn đói”, thì trí não lại không có mấy dấu diệu rõ ràng. Nếu ta không thu nạp thêm kiến thức cũng như rèn luyện thêm mỗi ngày để có tư duy sắc bén, nó cũng chẳng hề lên tiếng cảnh báo ta bằng một cơn đau đầu. Nhưng ngày qua ngày, ta sẽ thui chột và trở nên lãnh đam với mọi thứ xung quanh, mất đi khả năng sáng tạo.

Ta sẽ thấy chuyện tập trung học hỏi sao mà khó quá! Sau một vài năm, ta bỗng thấy mình tụt hậu nhiều so với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Khi ta bị mất việc vì không bắt kịp xu hướng chung, hoặc khi ta nhận ra công ty mình bị đánh bại bởi những đối thử có tư duy đổi mới và có đầu óc tân thời, thì e rằng đã quá muộn.

Tầm quan trọng của việc bồi đắp trí tuệ

Bạn hãy nhớ câu, “phàm cái gì lâu không dùng đều sớm hỏng”.

Nên nạp thông tin gì cho não?

Vậy bạn nên cung cấp cho trí não những loại thông tin nào? Điều này con tùy thuộc vào lĩnh vực bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu và mục tiêu bạn đặt ra cho mình.

Điều nực cười là tôi gặp nhiều người (thường là mấy anh chàng) nói với tôi rằng họ muốn giàu có hơn, nhưng lại dung thời gian để đọc những tạp chí liểu tạp nham như FHM, Playboy và 8 Days. Khi đọc báo, họ chỉ tập trung vào những tin tức giải tró và thể thao. Họ có thể trở nên sành sỏi hơn về cách hưởng thụ tình dục, kết bạn hay giải trí, nhưng những thông tin này hoàn toàn chẳng đem đến cho họ chút thành công gì về mặt tài chính.

Một mục tiêu khác của tôi là trở thành một người chồng, người cha tốt. Vì vậy hai vợ chồng tôi luôn ý thức vun dắp cho hôn nhân, không ngừng học hỏi cách nuôi dạy con. Tôi đọc những quyển sách như “The 5 Love Languages”, “Making Love Work All The Time”, “Secrets and techniques Of Elevating Nice Children”. Vợ tôi rất thường đọc nguyệt san về gia đình, cô ấy còn lưu giữ những bài viết bổ ích để tham khảo.

Tất cả những việc làm trên tác động tích cực đến cuộc sống gia đình tôi.

Tôi tìm đâu ra thời gian?

Tất cả chúng ta ai cũng có khoảng 3-4 giờ bị phí phạm mỗi ngày mà ta có thể biến chúng thành khoảng thời gian hữu dụng để bồi dưỡng trí tuệ. Phần lớn khoảng thời gian “phí phạm” này đến từ việc phải chờ đợi và di chuyển. Bạn hãy suy nghĩ và cộng tổng thời gian bạn dành cho chuyện xếp hàng, chờ được phục vụ, chờ xe, chờ người khác đến buổi họp, v.v… trong một ngày mà xem. Cũng đáng kể đó chứ.

Kiểm tra mức độ trau dồi kiến thức của bạn

Cam kết bồi dưỡng tâm trí mỗi ngày

Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng tâm hồn

Hãy tìm thời gian để nuôi dưỡng tâm hồn

Chương 15: Phần thưởng cao quý nhất chỉ dành cho người bền chí

Thật vậy, tất cả những nhân vật phi thường đó từng có lúc rơi xuống hố sâu thất bại. Điều khiến họ trở nên khác biệt chính là quyết tâm vươn lên không ngừng, trong khi phần lớn chấp nhận bỏ cuộc.

Họ vẫn vươn lên dù bị cuộc sống vùi dập đến mức nào chăng nữa. Bên trong họ là sự bền bỉ, tin tưởng vào bản thân trong khi những người chung quanh đã bỏ cuộc từ lâu. Kẻ chiến thắng không phải là kẻ ra đòn mạnh nhất, mà là kẻ lì đòn nhất…

Người bước lên bục vinh quang không phải là người thông minh và tài năng nhất. Phần thưởng danh giá nhất đời này được trao cho những ai đối mặt với nhiều thất bại nhất, bị cuộc đời hất hủi nhiều nhất nhưng vẫn kiên trì hành động tiến đến mục tiêu.

Nhiều người không bao giờ hiện thực hóa được giấc mơ của mình bởi khi cuộc đời cay nghiệt vừa giáng cho vài cú, họ đã nhanh chóng đầu hàng. Một số người sau khi trải qua một mối quan hệ tồi tệ, họ không dám cho phép bản thân thật sự yêu thương một người nào khác. Số khác gặp thất bại trong kinh doanh, họ không dám đứng dậy làm lại từ đầu. Khi mất đi một món tiền lớn, họ có xu hướng tránh việc đầu tư. Khi họ làm điều gì đó và bị chỉ trích, họ sẽ không bao giờ muốn làm lại lần nữa. Kết quả là họ không gặt hái thành tựu gì trong cuộc sống.

Niềm tin 1#: Mọi chuyện xảy ra đều có lý do riêng của nó

Nhiều người bỏ cuộc khi đời khắc nghiệt vì họ thấy nỗi đau mà họ gánh chịu quá vô vọng và bất công. Khi họ vấp ngã hay bị cản bước, họ xem đó la` thông điệp mình đã không đủ khả năng, rằng những gì họ đang làm chẳng là gì cả, hoặc vì họ kém might mắn. Họ có xu hướng tự vấn bản thân, “tại sao chuyện này lại xảy ra đối với mình?”

Tôi luôn giữ cho mình sự tự tin và nhiều động lực vì tôi biết mọi chuyện dù bây giờ trông có vẻ tồi tệ đến mấy đều xảy ra vì một lý do tốt đẹp nào đó.

Niềm tin 2#: Bị kịch dù đau đớn đến mấy cũng phải có hồi kết

Niềm tin thứ hai đã giúp tôi đứng vững qua bao tune gió chính là đây: dù chuyện có tồi tệ đến thế nào, khó khăn rồi cũng có hồi kết thúc. Không có trở ngại nào tồn tại mãi mãi. Thời kỳ suy thoái nào cũng sẽ chấm dứt, tiếp đến là những chuyển biến tích cực và thịnh vượng của nền kinh tế.

Niềm tin 3#: Thứ gì không giết được ta sẽ là ta mạnh hơn

Niềm tin 4#: Trước bình minh là đêm dài tăm tối

Cuối cùng, niềm tin mang đến sức mạnh và cảm giác vững lòng nhất cho tôi chính là: hết đem sẽ sang ngày. Nghĩa là khi mọi thứ đã chạm đáy, nó sẽ bật lên lại. Bạn có biết thời khắc trước khi mặt trời mọc thường là lúc trời tối nhất không?

Kho báu chỉ còn cách bạn 1 mét nữa…

Chương 16: Những món quà đến từ ngịch cảnh

Những ai có kha khá tuổi đời, khoảng tầm trên 35, đều biết mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng, hoặc tốt đẹp như mình mong đợi. Bốn mùa luân chuyển, cuộc sống đầy những thăng trầm. Có những lúc đời trở nên tàn nhẫn, đau đớn và bất công.

Không ai tránh được nghịch cảnh cuộc đời. Người bị mất việc, kinh doanh thất bại, mất đi người thân, khủng hoảng tài chính, người thì đổ vỡ trong các mối quan hệ hoặc thậm chí sức khỏe sa sút.

Tồi tệ hơn cả là những bi kịch đó dường như nằm ngoài khả năng kiểm soát của ta. Đôi khi, dù ta có cố gắng đến mấy, chuyện vẫn tan thành mây khói chỉ vì một thay đổi trong chính sách của chính phủ, nền kinh tế không ổn định, một căn bệnh xuất hiện hay cũng có thể vì trò chơi khăm của kẻ khác.

Trong những thời điểm tăm tối này, lẽ tự nhiên là nhiều người trong chúng ta bắt đầu tự vấn đức tin và cuộc sống. Trong đầu chúng ta sẽ lởn vởn những câu hỏi, “tại sao điều này lại xảy ra với mình?”, “tại sao đời bất công đến vậy?” hay “tôi đã làm gì để ra nông nỗi này?” Những suy nghĩ này có xu hướng khiến ta phiền muộn hơn, tức giận hơn và yếu đuối hơn.

Một nhận thức giúp bạn an lòng

Thật ra những con người xuất chúng ấy đến được ngày hôm nay KHÔNG PHẢI bất chấp nghịch cảnh, mà là NHỜ VÀO nghịch cảnh đó.

Tiềm ẩn trong khó khăn thử thách là những món quà vô giá, những cơ hội và bài học kinh nghiệm. Khi chúng ta đối mặt với thời khắc khó khăn đau đớn, mọi thứ có vẻ kinh khủng và bất công vượt ra khỏi sức tưởng tượng của ta, nhưng khi đã vượt qua và chiêm nghiệm lại, bạn sẽ nhận ra tiềm năng, sức mạnh nội tại và lòng khoan dung của trái tim mình để tha thứ, chữa lành vết thương và tiếp tục bước tới.

Luật đối cực

Những điều tốt đẹp ngày hôm nay là kết quả của những thử thách ngày hôm qua:

  • Thất bại của Đại tá Sanders biến ông thành triệu phú nhượng quyền kinh doanh
  • Hiện tượng Apple là kết quả từ sai lầm lớn nhất của Steve Jobs
  • Google giờ là số một, nhờ lời từ chối của Yahoo!

Phải chăng mọi nghịch cảnh đều mang đến lợi ích trong tương lai? Thậm chí một số người còn nhìn thấy “might mắn” trong căn bệnh ung thư.

Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra

Mỗi khi nghịch cảnh đóng sầm một cánh cửa trước mặt chúng ta, cánh cửa khác sẽ mở ra dẫn ta đến những cơ hội mới. Điều mà bạn cần làm là tìm ra “cánh cửa mới” ấy để tiếp tục cuộc hành trình.

Món quà tiềm ẩn từ nghịch cảnh

1. Ngịch cảnh mang đến cho ta bài học

2. Ngịch cảnh giúp ta mạnh mẽ hơn

3. Nghịch cảnh mang đến cơ hội mới

Xoay chuyển tình thế trong nghịch cảnh

Chương 17: Hãy yêu người quan trọng nhất cuộc đời bạn

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chẳng mấy ai thật sự yêu thương bản thân mà cứ muốn trở thành người khác. Số ít thậm chí còn căm ghét con người họ. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Bạn cảm thấy sao về bản thân? Bạn yêu thương chính mình tới mức nào?

Học cách yêu thương bản thân… tình yêu vĩ đại nhất

Yêu thương bản thân không có nghĩa là bạn trở thành người kiêu ngạo, khoe khoang cứ mỗi 10 phút lại ngắm mình trong gương và khoác lác, “ta là người vĩ đại nhất.” Ý tôi muốn nói ở đây là bạn hãy quan tâm, chiều chuộng và tôn trọng bản thân như thể nó là một con người.

Sức mạnh của tình yêu thương bản thân

Vậy việc yêu thương bản thân liên quan gì đến thành công trong cuộc sống? bạn nghĩ mà xem. Khi thật sự yêu thương ai đó, bạn thường mong muốn điều gì cho họ? Chẳng phải là những điều tốt nhất sao?

Lạ lùng thay, khi chỉ chấp nhận những điều tốt nhất, bạn sẽ phấn đấu hết mình và đạt được những gì bạn nghĩ mình xứng đáng được hưởng.

Đồng thời, khi bạn yêu thương chính mình, bạn sẽ sẵn sàng hy sinh và làm việc chăm chỉ. Những ai yêu thương bản thân biết cách tự chăm sóc thể chất lẫn tinh thần. Họ sẽ không để bản thân mình ngu dốt, phí phạm thời gian hủy hoại cơ thể bằng ma túy hay rượu chè. Họ sẵn sàng hy sinh những khoái cảm nhất thời để đổi lấy lợi ích dài hạn. Họ liên tục học hỏi, nâng cao kỹ năng, ăn uống điều độ và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Khi bạn yêu thương bản thân, người khác cũng sẽ yêu thương bạn

Khi biết yêu thương bản thân, bạn sẽ tin vào giá trị tiềm ẩn của mình

Hậu quả của việc không yêu thương bản thân

Nói cũng phải nói lại, nếu bạn không yêu thương bản thân thì sẽ ra sao? Nó có thể hủy hoại mọi cơ hội vươn đến thành công và hạnh phúc của bạn.

Nếu không yêu thương bản thân, bạn sẽ có khuynh hướng ủ rũ suốt ngày và đặt ra những tiêu chuẩn cá nhân thấp kém. Bạn sẽ cho rằng thành công chỉ dành cho “người khác”. Nếu bạn không nghĩ mình xứng dáng với những gì tuyệt vời mà cuộc sống mang lại thì làm sao bạn dám hành động để có được nó.

Những người không yêu thương bản thân cũng chẳng dễ gần

Bạn cũng đã gặp ai luôn chỉ trích mọi thứ chưa? Họ soi mói khuyết điểm và hạ thấp người khác. Họ chê người khác quá béo, quá ngu, quá lười, v.v… Tại sao họ làm vậy? Họ cho rằng nếu họ không cảm thấy hạnh phúc với bản thân, thì họ muốn người khác cũng khốn khổ như họ. Bằng cách này, họ sẽ thấy khá hơn.

Làm thế nào để yêu thương bản thân trong khi tôi có quá nhiều khiếm khuyết?

Nếu bạn cảm thấy mình có nhiều khuyết điểm hơn ưu điểm, BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DUY NHẤT! Chính tôi cũng từng cảm thấy như vậy. Tôi từng nghĩ rằng chỉ có những người thật sự đẹp đẽ, giàu có, tài năng và thành công mới có thể yêu thương bản thân. Bạn biết không? Điều đó không đúng!

Bạn yêu thương chính mình khi bạn chấp nhận bản thân và tập trung vào những điểm mạnh

Bạn có biết… những người thành công và hạnh phúc nhất có nhiều thiếu sót hơn bạn không?

Một số người sinh ra có tất cả nhưng lại mất tất cả! Học cách yêu thương bản thân

1. Chấp nhận chính mình

2. Đón nhận và đưa ra những lời khen ngợi

3. Ghi lại những thành quả

4. Đối xử tử tế với bản thân

5. Khen ngợi, yêu thương và động viên bản thân

Chương 18: Học cách biết ơn cuộc sống

Lòng biết ơn giúp bạn khỏe mạnh và hạnh phúc

Nghiên cứu cho thấy iệc dành ra 10 phút mỗi ngày để biết ơn cuộc sống có thể làm giảm đáng kể ượng kích thích tố có hại trong cơ thể như Cortisol và Norepinephrine. Hai hoóc-môn này được xem là tác nhân gây hủy hoại trung tâm trí nhớ của não bộ và gây ra chứng đau đầu kinh niên, tính khí thất thường, căng thẳng và có thể dẫn đến suy tim.

Lòng biết ơn mang đến cho bạn cuộc sống sung túc

Ngoài nó chuyện vui vẻ, hưng phấn và cải thiện sức khỏe, thái độ biết ơn còn mang đến cho bạn cuộc sống sung túc, đầy đủ.

Sức mạnh hủy diệt của thái độ vô ơn

Chúng ta thường đọc về những ngôi sao hay CEO giàu có, những người xem ra có tất cả mọi thứ trên đời (tiền bạc, quyền lực, danh tiếng, mối quan hệ…) nhưng lại rơi vào tuyệt vọng, kéo theo những căn bệnh không thể coi thường như ung thư và suy tim. Nguyên nhân sâu xa nằm ở những suy nghĩ tiêu cực, nóng giận, lo lắng, vô vọng và bi quan kích hoạt vỏ não trước bên phải và nhấn chìm cơ thể bằng những kích thích tố căng thẳng, đè nặng tinh thần và làm suy giảm hệ miễn dịch.

Bạn nên biết ơn điều gì?

Khi chúng ta tập trung vào những gì mình có, thay vì những thứ mình không có, ta đang tạo ra sức mạnh và cảm hứng để biến thử thách thành cơ hội. Nếu bạn đang đọc quyển sách này, bạn là người might mắn.

Bạn đang đọc quyển sách này nghĩa là bạn sở hữu nguồn lực, nền giáo dục và sự tự do học hỏi, trau dồi bản thân. Bạn đang sống trong một đất nước cho phép bạn theo đuổi ước mơ mà không phải lo toan vất vả bữa đói bữa no. Riêng chuyện đó đã là điều tốt đẹp.

Trò xổ số cuộc đời… bạn có dám thử lại không?

Hãy xem xét những con số sau. Nếu thu nhỏ toàn bộ số dân thế giới lại thành 100 người (tượng trưng cho 100 chiếc vé), theo tỷ lệ tương ứng ta sẽ có:

49 người là phụ nữ. 51 người là đàn ông.

80 người ở những nơi tồi tàn. Chỉ có 20 người ở nơi chấp nhận được.

67 người mù chữ. Chỉ có 33 người biết đọc biết viết.

1 người tới bậc đại học. 99 người còn lại thì không.

50 người sống trong tình trạng thiếu dinh dưỡng và 1 người bị chết đói.

33 người không có nước sạch để dùng.

Chỉ có 16 người truy cập được Web.

Chỉ có 17 người sống ở những nước phát triển.

83 người là công dân của các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển.

Nếu bạn được quay ngược ại thời gian trở về thời điểm 24 giờ trước khi sinh ra, bạn có lựa chọn trả lại chiếc vé hiện tại và rút chiếc vé mới trong số 100 chiếc vé không ? Nếu không, hãy biết ơn vì bạn là một trong những người thắng lớn trong trò chơi xổ số cuộc đời.

Hãy biết ơn tài sản quý giá nhất mà bạn vẫn còn: thời gian

Bí quyết luyện tập thái độ biết ơn mỗi ngày

Bí quyết 1: Dành ra 10 phút mỗi ngày để biết ơn

Bí quyết 2: Viết nhật ký biết ơn

Bí quyết 3: Lập bảng cân đối những gì cho đi – nhận lại

Bí quyết 4: Thực hiện cuộc gặp gỡ của lòng biết ơn

Chương 19: Chìa khóa mở ra hạnh phúc dài lâu

Quyết tâm theo đuổi mục tiêu là tốt, nhưng ngẫm lại, chúng ta làm tất cả điều đó vì lẽ gì? Chẳng phải mục đích sau cùng là mưu cầu hạnh phúc sao? Để sống một cuộc đời viễn mãn? Chúng ta đều tin một điều rằng càng đạt nhiều thành quả, đời ta càng hạnh phúc.

Chuyện điên rồ là tôi biết nhiều người không bao giờ hài lòng với những gì mình sở hữu hay đạt được. Thật ra họ cũng vui một thời gian, nhưng rồi không chóng thì chầy họ lại kêu ca phàn nàn về một chuyện khác.

Hành trình bất tận đi tìm hạnh phúc

Việc chúng ta trở nên nổi tiếng, thành công hay tiền dư giả đều vô nghĩa nếu trong thâm tâm ta không cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc mỗi ngày ta sống.

Nếu bạn không hạnh phúc… thì đây là lý do!

Một số người dường như không bao giờ hạnh phúc nổi dù họ đạt bao nhiêu thành tựu chăng nữa, đơn giản vì những điều kiện họ tự đặt ra cho chính mình:

  • Tôi cảm thấy hạnh phúc khi mọi chuyện diễn ra theo kế hoạch.
  • Tôi cảm thấy hạnh phúc khi mọi chuyện diễn ra đúng như tôi mong đợi.
  • Tôi cảm thấy hạnh phúc khi chuyện làm ăn, cuộc sống gia đình và cá nhân đều suôn sẻ.

Trên thực tế, mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như kế hoạch. Vấn đề nảy sinh, khó khăn tồn tại. Nhờ vậy mà ta trưởng thành hơn và học hỏi nhiều hơn. Nhưng nếu 90% thời gian chúng ta cảm thấy buồn phiền ảo não, thì chúng ta chẳng rút ra được bài học nào cả.

Hãy cho phép bản thân mình hạnh phúc!

Thành công để hạnh phúc hay hạnh phúc để thành công?

Cuối cùng tôi nhận ra rằng cách sống tốt nhất không phải thành công để hạnh phúc, mà là HẠNH PHÚC ĐỂ THÀNH CÔNG. Tôi học cách tận hưởng từng khoảnh khắc trong quá trình tranh đấu, khi thuận lợi lẫn gian khó. Mỗi ngày tôi sống thật vui vẻ cùng lúc theo đuổi mục tiêu của mình. Và tôi nên hạnh phúc trong 99% thời gian mình sống.

Sáu cách gia tăng mức độ hạnh phúc trong tâm hồn bạn:

1) Nhận thức hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc

2) Tập trung vào những điều tuyệt vời

3) Thay đổi điều kiện hạnh phúc

4) Lời nói vui vẻ

5) Cười lên

6) Đi tìm nhân tố tốt đẹp trong ý định của người khác và bớt phán xét.

Nguồn : Phúc An tóm tắt , NXB Phụ Nữ

Related Posts